Wednesday, June 17, 2020

Liệu có mắc ung thư cổ tử cung khi có kết quả âm tính HPV



Thống kê cho biết, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung lên tới 50% số ca mắc và ngày một tăng. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung thực sự rất quan trọng. Bên cạnh việc tiêm phòng, cách hiệu quả nhất chính là thực hiện các xét nghiệm HPV định kỳ. Vì sao lại phải lặp lại các xét nghiệm này? Xét nghiệm âm tính HPV vẫn chưa đủ đảm bảo rằng bạn đã an toàn?


Tìm hiểu về xét nghiệm HPV 

Ung thư cổ tử cung cũng có đặc điểm giống như các loại ung thư khác. Giai đoạn đầu phát triển bệnh gần như không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy nếu không chủ động phòng tránh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ rất khó phát hiện. Xét nghiệm HPV là công cụ đắc lực trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Trước tiên, hãy cũng bắt đầu với một số thông tin cơ bản về loại xét nghiệm này.


Tầm soát ung thư cổ tử cung với các xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV là gì?

Xét nghiệm HPV là phương pháp giúp phát hiện virus HPV. Đây là loại virus lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Các nghiên cứu khoa học đã tìm ra hơn 200 loại virus HPV khác nhau. Trong số này, virus HPV 16 và 18 là nguyên nhân của phần lớn những ca ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV sẽ giúp bác sĩ tìm ra virus gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tế bào và gây ung thư.


Những ai nên thực hiện xét nghiệm HPV?

Vì virus HPV lây truyền qua đường tình dục nên nữ giới đã quan hệ không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Xét nghiệm này được khuyến khích áp dụng cho những phụ nữ tuổi từ 30. Đây cũng là độ tuổi dễ nhiễm phải loại virus nguy hiểm này.

Kết quả xét nghiệm âm tính HPV đã đủ an toàn chưa?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần xét nghiệm âm tính HPV là đã hoàn toàn không có nguy cơ mắc ung thư tử cung. Đây là quan niệm khá sai lầm. Có hàng trăm chủng loại virus HPV khác nhau nhưng phương pháp này mới chỉ phát hiện ra dưới 40 loại. Vì vậy, để tầm soát ung thư cổ tử cung tốt hơn, các bác sĩ khuyến khích kết hợp xét nghiệm Pap. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm hơn những bất thường ở tử cung nếu có.

Phân tích kết quả xét nghiệm LH để chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản



Ý nghĩa của xét nghiệm LH

Ở nữ giới, nếu nồng độ LH trong máu cao thì có thể là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng nguyên phát. Nồng độ LH thấp có thể là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng thứ phát, có vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.



Phân tích kết quả xét nghiệm LH để chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản

Ở nam giới: nồng độ LH trong máu cao là dấu hiệu của bệnh liên quan đến vấn đề tinh hoàn. Nếu nồng độ LH thấp thì có nghĩa là có vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Những người có lượng LH cao có thể bị vô sinh, hoặc liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ giới, tạo ra mức testosterone không phù hợp. Trong một số điều kiện di truyền như hội chứng Turner hoặc hội chứng Klinefelter cũng gây ra nồng độ cao của hormone. Những người có các điều kiện này thường không thể có con.


Nồng độ LH thấp cũng có thể gây vô sinh ở nam, vì mức độ không đủ để sản xuất tinh trùng hoặc thúc đẩy quá trình rụng trứng.

Vậy nên xét nghiệm LH rất quan trọng để đánh giá chức năng sinh sản. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám và xét nghiệm để được chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

Monday, June 1, 2020

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Hiện nay, việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung đối với chị em phụ nữ là rất quan trọng. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho chị em là:

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc-xin để ngăn chặn sự lây nhiễm vi rút HPV nguy cơ cao và giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa lây nhiễm HPV;

Tầm soát định kỳ bằng tế bào CTC (còn gọi là tế bào CTC – âm đạo) và xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm nhiễm HPV nguy cơ cao và các tổn thương bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng HPV, chị em vẫn cần phải duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển ở những giai đoạn muộn thì khả năng tử vong cao.



Vắc xin phòng ngừa HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi

Hiện nay, vắc xin phòng ngừa HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Đây là thời điểm mà hiệu lực của vắc xin HPV đạt cao nhất.

Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc xin sẽ không đạt được như mong muốn.

Bạn biết gì về ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung có nguyên nhân chính là do nhiễm vi rút HPV, hơn 99% ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của vi rút HPV týp sinh ung thư. 

Tuy nhiên căn bệnh hiểm nghèo này có thể phòng ngừa được. Đặc biệt hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, đã có vắc xin phòng ngừa những tuýp HPV sinh ung thư phổ biến nhất là HPV 16 và 18.

Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển tại cổ tử cung dưới nhiều dạng: chồi, sùi, loét, polyp, hoặc thâm nhiễm, dễ chảy máu.

Tiêm ung thư cổ tử cung mấy mũi

Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Ung thư cổ tử cung có thể là ung thư xâm lấn tại chỗ hoặc lan rộng đến các cơ quan khác của cơ thể, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre).


Theo các nghiên cứu, có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung do vi rút gọi là Human papillomavirus thuộc tuýp nguy cơ cao.

Human papillomavirus hay còn gọi là vi rút HPV, là loại vi rút với hơn 100 tuýp, trong đó có khoảng 15 tuýp có khả năng gây ung thư gọi là tuýp “nguy cơ cao” và phổ biến nhất là các tuýp HPV 16 và 18, gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu, kế đến là tuýp 31 và 45.